Saturday, 20/04/2024 - 02:11|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nam Tiến
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ

Bí quyết để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, các trường học trên cả nước đang dần chuyển sang học trực tuyến với nỗ lực làm chậm sự lây lan của căn bệnh này. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho giáo viên để xác định các phương pháp dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học viên. Dưới đây là một số bí quyết để nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến mà ​​các nhà giáo dục trên khắp thế giới đã đúc kết được trong suốt quá trình đào tạo Online.

1. Người dạy cần nắm rõ cách sử dụng công nghệ để dạy học trực tuyến

Để dạy học trực tuyến được diễn ra và tiến hành suôn sẻ, các lớp học cũng cần phải được trang bị những công nghệ phù hợp, bao gồm: máy tính, điện thoại, phần mềm dạy học trực tuyến và các trang bị hỗ trợ như: Webcam ghi hình, tai nghe, microphone khử ồn,…..Và nhiệm vụ của giáo viên là cần phải nắm rõ cách thức sử dụng những công nghệ hiện đại này.

Ban đầu, việc học tập và tiếp nhận công nghệ mới có lẽ sẽ gây khó khăn đối với không ít giáo viên, đặt biệt là những người đứng tuổi, không giỏi về công nghệ. Tuy nhiên tình trạng này có thể dễ dàng được khắc phục nếu như giáo viên có thời gian chuẩn bị và được hỗ trợ hướng dẫn sử dụng công nghệ dạy học trực tuyến đúng cách. Vì vậy, việc tổ chức các lớp đào tạo cho giáo viên về cách thức sử dụng các công cụ dạy học trực tuyến là điều vô cùng cần thiết.

Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cùng các trang thiết bị hỗ trợ dạy học giúp cho giáo viên có thể tương tác với học sinh tự nhiên và hiệu quả nhất, quản lý các học sinh tốt nhất, đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy.

2. Chuẩn bị chu đáo trước mỗi tiết học Online

Nhà trường cần phối hợp cùng giáo viên và phụ huynh học sinh lên kế hoạch và thống nhất lịch học cụ thể. Giáo viên có trách nhiệm thành lập các nhóm Chat riêng cho từng lớp học, gửi thông báo cụ thể về lịch học. Đồng thời, cũng cần theo dõi và thường xuyên nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Giáo viên cần chuẩn bị trước các tài liệu giảng dạy cần thiết, bao gồm: bản PDF, bản word hoặc ảnh tài liệu,….Có thể gửi bài tập về nhà vào trong nhóm chat online. Học sinh có thể tự theo dõi và tự làm bài tập, nội dung nào chưa hiểu có thể câu hỏi cho giáo viên khi tham gia học online.

Nếu dạy học trực tiếp trên lớp người giáo viên phải chuẩn bị một thì có lẽ khi dạy học trực tuyến, họ phải chuẩn bị gấp đôi: cả về slide bài giảng, tìm hiểu công nghệ, soạn giáo án,…. Người dạy cần quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bắt bài học của học sinh, bởi trên thực tế khó đánh giá được sự theo dõi của người học như trên lớp dạy trực tiếp. Bởi vậy, cần xây dựng tính chủ động, tích cực, tự giác học tập ở ;học sinh để có được hiệu quả học tập tốt nhất.

3. Đổi mới phương pháp dạy học

Tương tác trong lớp học truyền thống hoàn toàn khác so với trong các lớp học trực tuyến. Tại các lớp học trực tiếp, giáo viên có thể khuấy động không khí lớp học thông qua các hoạt động thể chất, quan sát đánh giá học sinh qua các biểu hiện bên ngoài,….Tuy nhiên, cách tương tác đó có thể không còn được phát huy khi giảng dạy trực tuyến, mà đòi hỏi có những cách trao đổi, tác động qua lại kiểu khác, cần đổi mới cách tương tác giữa người dạy và người học.

Người dạy cần trình bày nội dunng một cách rõ ràng nhất có thể. Bởi trong các lớp học trực tuyến, ngôn ngữ hình thể có thể không còn phát huy nhiều tác dụng khi người học có khi không quan tâm nhiều đến yếu tố “xem” mà chỉ chú trọng yếu tố “nghe”.

Việc giảng dạy bằng bảng đen truyền thống cũng cần được thay thế bằng các cách diễn đạt khác phù hợp, như hình ảnh, video clip… Và, người dạy cần phải chú tâm truyền đạt một cách tốt nhất có thể.

4. Lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp

Hiện nay có khả nhiều phần mềm chuyên dụng cho họp và học tập trực tuyến, nhưng vấn đề đặt ra là cần lựa chọn phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của các trường học, cơ sở giáo dục. Các phần mềm miễn phí như Google Classroom, hay Moodle thường khó sử dụng và cần có thời gian để làm quen. Các giải pháp phần mềm có trả phí phổ biến nhất hiện nay là Zoom, Webinar, Webex thường có mức chi phí hợp lý, dễ sử dụng và có sự hỗ trợ kỹ thuật chu đáo từ các đơn vị phân phối bản quyền phần mềm.

Khi đã lựa được hệ thống phần mềm phù hợp thì các cơ sở giáo dục cũng cần dành thời gian để người dùng làm quen với các hệ thống trước khi đi vào áp dụng trực tiếp. Trường học nên hướng dẫn cách thức sử dụng phần mềm cho cả giáo viên và học sinh trước khi đi vào sử dụng trong thực tế.

5. Đánh giá sau mỗi giờ học Online

Việc đánh giá kết quả của người học cũng được xem là một trong những bước quan trọng. Từ khâu đánh giá này, người dạy có thể rút ra được phương pháp dạy của mình có phù hơp không, người học có thật sự ham muốn, ý thức và tự giác không… Vì vậy đánh giá sau mỗi khóa học được xem là kim chỉ nam để đánh giá năng lực người học.

Rất nhiều người nghĩ rằng, sau khi triển khai khóa học thì mọi công việc đã hoàn thành, tuy nhiên, bước đánh giá lại là giai đoạn giúp bạn nâng cao kĩ năng cũng như kiến thức của bản thân một lần nữa. Đánh giá sau mỗi khóa học là cần thiết vì bạn cần xác định xem liệu bạn đã đạt được mục đích của mình đề ra chưa. Ngoài ra những đánh giá từ những học viên còn giúp bạn nhận ra những điểm mạnh, yếu về hệ thống trực tuyến mà mình sử dụng, từ đó bạn có thể cải thiện chúng ở những lần lựa chọn đơn vị đào tạo trực tuyến tiếp theo.

6. Lưu lại nội dung bài giảng

Khi học trực tuyến việc người dạy nói hoặc trình bày liên tục bài giảng trong một khoảng thời gian dài có thể khiến người học mất tập trung. Vì vậy, việc lưu trữ lại bài giảng là cách quan trọng giúp người dạy và người học tạo nên hiệu quả cao trong việc dạy, học. Các bài giảng đã được quay có thể được lưu giữ lại để người học có thể xem lại khi cần.

Tin đáng mừng là phần mềm Zoom Cloud Meeting có hỗ trợ tính năng ghi lại và lưu trữ nội dung bài giảng trên nền tảng đám mây (Cloud). Với Cloud Storage của Zoom, giáo viên và học sinh có thể đăng tải và xem lại nội dung bài giảng từ bất cứ nơi nào thông qua kết nối Internet mà không cần tốn đến dung lượng bộ nhớ máy tính/ điện thoại.

Tổng kết

Tóm lại, có thể còn sớm để khẳng định dạy và học trực tuyến là xu thế tất yếu nhưng vẫn nên xem đây là một phương pháp cần thiết, quan trọng, ít nhiều có tính tiết kiệm, và có tính khả thi cao trong bối cảnh giáo dục hiện nay, kể cả không có dịch Covid-19. Nhưng để hoạt động này thực sự có chất lượng, hiệu quả, cần có sự thay đổi dần, thích nghi dần, như là một cách làm quen, cả phía cơ sở giáo dục, người dạy và người học.

 

ST: Tổ KHTN

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 13
Tháng 04 : 161
Năm 2024 : 1.700